Đầu năm 1945, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II (1939-1945) bước vào giai đoạn kết thúc. Ở châu Âu, phát xít Đức đang đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn. Tại Đông Dương, mâu thuẫn giữa Nhật và Pháp càng trở nên gay gắt,s ự hòa hoàn giữa chúng với nhay chỉ là tạm thời. Ngày 9-3-1945, phát xít Nhật bất ngờ làm cuộc đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương. Ngay đêm hôm đó, giữa lúc Nhật đánh Pháp, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng tại chùa Đồng Kỵ, nhưng vì có dấu hiệu không an toàn nên phải chuyển về nhà thờ họ Nguyễn, Đình Bảng để họp tiếp. Đến trưa ngày 12-3-1945, cuộc họp kết thúc, Hội nghị đã ra bản Chỉ thị lịch sử: “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Bản Chỉ thị nhanh chóng được phổ biến đến các địa phương. Nội dung như sau:
– Đẩy mạnh việc phá kho thóc của Nhật – Pháp và của Việt gian để cứu đói cho dân.
– Kiên quyết chống phát xít Nhật và bọn tay sai về thu thuế và thóc đầu tạ.
– Phát triển nhanh các tổ chức đoàn thể cứu quốc (Mặt trận Việt Minh).
– Tích cực xây dựng lực lượng vũ trang.
– Tổ chức chỉ đạo khởi nghĩa giành chính quyền ở cơ sở trừng trị bọn Việt gian phản động và lũ trộm cắp.
Cũng ngay trong đêm 9-3-1945, khi phát xít Nhật tiến hành đảo chính Pháp, đồng chí Nguyễn Chấn, Phan Hạnh và các đồng chí cấp cao của Đảng bị tù trong Hỏa Lò Hà Nội đã nhân lúc bọn cai ngục và lính canh rất hoang mang, tiến hành cuộc vượt ngục theo đường cống tiêu. Cuộc vượt ngục đầy gian khổ nhưng thành công tốt đẹp, tất cả thoát ra an toàn. Cùng vượt ngục với đồng chí Chấn, Phan Hạnh có anh Thân ở phố Khâm Thiên, Hà Nội; anh Nguyễn Thanh Bình và Trần Đăng Ninh. Các đồng chí khác về Vạn Phúc, Hà Đông, còn đồng chí Chấn về chùa Dận, Đình Bảng, rẽ về chùa sư Mãn, rồi về vườn nhà cụ Nguyễn Như Kiểm và gặp đồng chí Nam. Đồng chí Nam đến báo cáo cho đồng chí Nhân và cụ Tác (thân sinh đồng chí Chấn) biết và đồng chí Kim (em đồng chí Chấn), mang ngay bộ quần áo cho đồng chí Chấn. Sau khi trao đổi tình hình và một số công việc với đồng chí Nhân, hai anh em đồng chí Chấn – Kim cùng đi bộ ra Hà Nội gặp anh Thân.
Sau đó, đồng chí Chấn về nhà ông Trường Bạ Tuộng ở thôn Long Khám, xã Việt Đoàn, Tiên Du gặp đồng chí Trần Đức Thịnh, trưởng ban cán sự tỉnh Bắc Ninh. đồng chí Thịnh bố trí và giao nhiệm vụ cho đồng chí Nguyễn Chấn tăng cường cho Ban cán sự tỉnh Bắc Ninh, cùng với các đồng chí Cao Đàm, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Tùng và Cao Khánh (tức Cao Ái). Đồng chí Nguyễn Chấn là một trong số các đồng chí tổ chức và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tỉnh ở Bắc Ninh ngày 20-8-1945.
Tháng 11-1945, Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh họp tại làng Đạo Tú, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, bầu đồng chí Nguyễn Chấn làm Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh (từ 11-1945 đến 6-1946).
Còn đồng chí Phan Hạnh, cùng vượt ngục đêm 9-3-1945 với đồng chí Chấn, được Ban Cán sự tỉnh Bắc Ninh phân công công tác tại tỉnh. Ban đầu đồng chí phụ trách huyện Gia Lâm và huyện Từ Sơn. Tháng 5-1945, đồng chí Phan Hạnh được đồng chí Cao Khánh, Ban cán sự tỉnh Bắc Ninh, kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, tại nhà đồng chí Tề Tuyên (Phù Lưu). Sau đó, đồng chí Hạnh được cấp trên cử đi dự Đại hội quốc dân ở Tân Trào (Tuyên Quang), 16-8-1945. Cùng đi dự Đại hội quốc dân có đồng chí Nguyễn Việt Dũng, là hai đại biểu thanh niên tỉnh Bắc Ninh, nhưng chưa tới nơi thì Đại hội đã xong trước ngày dự định. Để kịp Tổng khởi nghĩa toàn quốc, hai đồng chí quay về Bắc Ninh, được giao phụ trách phong trào Gia Lâm – Từ Sơn.
Đến giữa năm 1946, đồng chí Hạnh được bầu vào Ban Chấp hành Tỉnh Ủy Bắc Ninh, phụ trách Gia Lâm – Từ Sơn. Tháng 8-1946, giặc Pháp tấn công lên thị xã Bắc Ninh để bàn biện pháp của Tỉnh ủy đối phó với tình hình mới, cùng đi có đồng chí Lê Chi (Bí thư Huyện ủy Từ Sơn). Ngày 1-8-1946, hai đồng chí đi xe đạp theo đường quốc lộ 1A, đến Kính Keng, thôn Duệ Đông, xã Vân Tương (Tiên Du) thì gặp một ô tô chở đầy lính Pháp và cả hai bị chúng bắt rồi bị bắn chết tại chỗ. Đồng chí Phan Hạnh đã hy sinh ở tuổi thanh xuân, mới 21 tuổi, được Đảng và Nhà nước truy tặng liệt sỹ thời kỳ kháng chiến chống Pháp, gia đình được tặng bằng Tổ quốc ghi công.
Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, tình hình Từ Sơn nói chung và ở Trang Liệt nói riêng có diễn biến rất phức tạp. Bọn Nhật đóng tại rừng Sặt thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng ở Trang Liệt. Số tay sai cho Nhât còn vẽ đường chỉ lối, để chúng tăng cường thực hiện chính sách trưng mua lương thực, thóc đầu tạ, thu thuế, bắt phu… Thời kỳ này đồng chí Trần Lê Nhân,Ban cán sự Đảng Từ Sơn, cùng một số cán bộ cấp trên về Trang Liệt cùng cố mặt trận Việt minh,tuyên truyền vận đọng những người có cảm tình, giác ngộ cách mạng tham gia mặt trận Việt Minh. Ở Trang Liệt, các tổ chức cách mạng tổ chức nhiều cuộc nói chuyện,mít tinh và hội họp bán công khai.
Từ tháng 3-1945, Mặt trận Việt Minh Trang Liệt được thành lập,chuyển từ tổ chức thanh niên bảo an trá hình,gồm các đồng chí ,là những người đầu tiên của Mặt trận Việt Minh Trang Liệt,đó là: Phan Đình Nguyên,Lê tiến Giáp,Ngô Hữu Hồng,Ngô Hữu Xuất,Ngô Hữu Ẩm,Nguyễn Văn Bát,Phan Đình Năm,Vũ Thái Khoan,Ngô Sĩ Thủy…Sau dần đã củng cố,phát triển các hội quần chúng,cứu quốc,thu hút được nhiều thanh niên giác ngộ cách mạng,với khỏang trên 450 hội viên. Ban chấp hành Mặt trận Việt minh Trang Liệt do ông Phan Đình Nguyên làm bí thư,ông Lê Tiến Ấp làm phó bí thư và được chia ra từng giới cứu quốc.
-Đòan thể thanh niên cứu quốc,có 130 người, do đồng chí Ngô Hữu Xuất phụ trách.
-Hội phụ nữ, có 100 người, do đồng chí Cam(tức Liên) phụ trách.
-Đội thiếu niên tiền phong cứu quốc,có 120 người,do đồng chí Ngô Kim phụ trách.
-Hội phụ lão cứu quốc,có 50 người,do cụ Chánh Châu-cụ tổng Ngân phụ trách
Ngòai các hình thức tổ chức trên,Mặt trận còn thành lập các đội tự vệ cứu quốc, với 50 hội viên(trong số thanh niên tích cực),do đồng chí Thủy, Hồng, Năm (Đa) phụ trách. Đội tự vệ cứu quốc có nhiệm vụ tổ chức phiên chế thành từng tiểu đội,mở lớp huấn luyện quân sự,hướng dẫn những hiểu biết cơ bản sử dụng các loại vũ khí và chuẩn bị tinh thần sẵn sàng chiến đấu.