“Vũ Công” Tộc


Có một chi cành về nhà ông Vũ Công Tuyển (1929). Nguồn gốc là, vào năm 1860, các cụ Vũ Công Nồi ( gọi là cụ Cả Nồi) và cụ Vũ Công Quyển, sinh ra ông Vũ Công Tuyển, chuyển xuống thôn Phục, xã Phục Lễ, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng làm ăn buôn bán, sinh cơ lập nghiệp. Khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, hai cụ cùng con cháu là Vũ Công Tuyển, bà Chăn, bà Tằng chuyển về quê cha đất tổ.

Nhà thờ họ Vũ Công
Nhà thờ họ Vũ Công

Sau đó chỉ còn ông Vũ Công Ích (1892) và Vũ Công Phúc (1896) là anh em ruột, cùng các con cháu ở lại Hải Phòng. Ông Vũ Công Ích sinh được 3 người con trai, là các ông Lợi, Tý và Cống, bằng vai ông Vũ Cổng Tuyển. Sau gia đình ông Lợi ly tán đi nơi khác làm ăn, chưa rõ ở đâu. Còn ông Vũ Công Phúc, sinh ra ông Vũ Công Lộc và bà Chăn (em), ông Lộc sinh được 4 người con trai: Vũ Công Ke( trưởng), Vũ Công Lồng, Vũ Công Thanh và Vũ Công Thủy, bốn ông bằng vai với ông Vũ Công Trấn (Tỳ -1954). Hiện nay ông Vũ Công Ke là trưởng chi ở Phục Lễ, Hải Phòng, có trên 20 suất đinh. Trước và sau cách mạng tháng Tám 1945, chi này không có ai tham gia chính trị – xã hội, chỉ làm ăn nông nghiệp và buôn bán.

Như vậy, làng Trang Liệt có 8 chi cành của 6 họ tộc là: Nguyễn Đức, Vũ Công, Trần Quang, Tân Văn, Ngô Hữu và Phan Đăng chuyển đi nơi khác sinh cơ lập nghiệp. Trong đó, tự lập lên trang trại, xây dựng một làng độc lập, lấy tên làng “ Tráng Liệt” là cụ Nguyễn Đức Thận, cho thấy đầy đủ ý nghĩa thiêng liêng, tình sâu nghĩa nặng hướng về làng quê cội nguồn.

Ngoài ra, cũng còn có một số hộ ở các họ khác, vì điều kiện sinh nhai, hoặc công tác, đã chuyển đến nhiều tỉnh, thành của đất nước như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh…Dường nhu nơi đâu của đất nước cũng có người Trang Liệt đến làm ăn, buôn bán. Ngược lại, có không ít người ở quê khác,hoặc làm rể làng, lại đến định cư ở Trang Liệt, đất tốc cò đậu, họ đều làm ăn, sinh sống  khá giả.

Những người của các họ dù đi sinh cơ lập nghiệp nơi nao, hoặc đi làm ăn buôn bán xa quê hương vẫn luôn nhớ về cội nguồn.Cội nguồn, đó là nơi ông cha tổ tiên, nơi chôn rau cắt rốn, là cây đa, giếng nước, đình làng… và với tình cảm như chim có tổ, như người có tông của người Việt Nam, họ vẫn thường xuyên quan hệ, đi lại về quê gốc với anh em họ mạc thân tộc khi cưới xin, ma chay, ngày giỗ tổ. Người ở đâu xa cũng về hội làng (8-3 âm lịch) hàng năm, có lòng thành công đức tu tạo di tích lịch sử: đền, đình, chùa và về lễ hương lễ giải…

Các gia đình họ nội tộc thường quần tụ chung quanh một nhà thờ, lấy việc thờ một hoặc nhiều cụ tổ, ông cha chung làm mối liên hệ vừa là tinh thần, vừa là huyết thống với gia đình làng nước. Dù đi Bắc vào Nam, những người con cùng một dòng tộc đều nhớ ngày giỗ tổ, nhà thờ họ tộc cúng tổ tiên, ở gia đình nhớ ông cha đã khuất. Đặc biệt, có những người sắp từ biệt cõi đời này còn tìm về nơi cội nguồn quê cha đất tổ an giấc ngàn thu.

Phương ngôn còn truyền:

“ Giấy rách thì giữ lấy lề.

Giọt máu đào hơn ao nước lã”.

Con người có tổ có tông,

Như cây có cội, như sông có nguồn”.

“Làng thì có Hương ước hoặc qui ước – lệ làng”.

“Gia đình có họ tộc thì cha truyền con nối…”

Ý kiến bình luận