Cùng với đền, đình làng Trang Liệt cũng là một công trình kiến trúc văn hoá cổ, có nhiều di vật có giá trị. Cụm di tích lịch sử văn hoá liên hoàn đình và đền cách nhau độ 100m. Theo các tư liệu lịch sử thời cổ thì đình Trang Liệt có từ đầu đời nhà Trần (1300). Đình có quy mô lớn, xây theo hình chữ Vương trông về hướng Nam.
1. Hậu cung đình: 2 bên tả hữu có chuôm Bầu
2. Toà đại đình hai bên đình cao có nắp sàn bằng gỗ lim.
3. Nhà chuyển bồng 2 tầng 8 mái, treo 2 bức đại tự: “Mỹ tục khả phong” do vua Tự Đức năm thứ 24 (1871) ban tặng và bức đại tự “Vạn cổ anh phong” cụ Phan Xuân Bảng cung tiến.
Toà nhà 9 gian ở phía trước nhà chuyển bồng, hoặc gọi nhà sao sá. Trong đó, bên tả 3 gian thờ tổ nghề do cụ Trùm quản lý, sớm tối thắp đèn nhang thờ tổ. Ở giữa toà nhà Tam quan (tám mái) rộng 6m, có 4 cột cái to kích thước 2m. Bên hữu 3 gian cầu (thường gọi là 9 gian đình làng) được sử dụng để gác đòn khênh đám ma, nơi tập trung ban chạ khi có đám hiếu và hàng vụ vào tháng 4, 5 âm lịch ban hương lý, lý trưởng, phó lý ngồi thu thuế nông nghiệp, thuế đinh.
Cổng đình Tam môn có 4 cột trụ. Trước cổng đình có 2 cây Bàng cổ thụ và ngôi cầu con 3 gian (nay chỉ còn một cây bàng và năm 2006 phục chế 3 gian cầu con như cũ)
Ngôi đình làng Trang Liệt có diện tích 1205 m2, được xây dựng quy mô lớn từ đời vua Gia Long năm thứ XII. Quý Dậu (1813), khởi công từ ngày 20 – 10 – 1814 hoàn thành. Năm 1848 tu tạo cửa võng do 3 cụ: Nguyễn Văn Tảo (đội Tảo), Nguyễn Văn Tuân (cụ đồ Ba Tuân) và Nguyễn Văn Thành (cụ đồ NămThành). Nhà chuyển bồng thời cổ nay đã xuống cấp. Đời Bảo Đại năm thứ 10 Ất Hợi (1935) dân làng đại tu làm mới hoàn toàn bằng gỗ lim (rừng Sặt) do hai hiệp thợ, bên phía Bắc hiệp thợ Đồng Kỵ, phía đông hiệp thợ Hà Đông, do cụ nhất làng là cụ Trùm Từ 89 tuổi đặt nóc nhà chuyển Bồng.
Ngày 23 – 7 – 1945, quân đồng minh bỏ bom vào đình Trang Liệt, san bằng ngôi nhà 9 gian, trong đó có nhà thờ Tổ nghề. Đến năm 1946 dân làng xây dựng lại hai nhà Giải Muống thành chữ Môn