Được thành lập từ năm 1942-1943, gồm các đồng chí:
1- Ngô Hữu Tuyết, 1913, sinh hoạt đoàn Thanh niên dân chủ năm 1936.
2- Ngô Hữu Tý, 1924, sinh hoạt đoàn Thanh niên dân chủ năm 1938.
3- Phan Đình Tiếp, 1925, (Tức Phan Hạnh).
4- Phan Đình Nguyên, 1908.
5- Ngô Hữu Hồng, 1916.
6- Ngô Hữu Xuất, 1924.
7- Ngô Hữu Ẩm, 19923.
8- Phan Văn Bát, 1922.
9- Bạch Ngọc Phách, 1928.
10- Ngô Hữu Đạo, 1920, chết trước năm 1945.
11- Ngô Hữu Dụy, 1922.
12- Ngô Sỹ Thúy, 1922.
13- Ngô Hữu Tộ, 1924.
Đoàn thanh niên cứu quốc do đồng chí Trần Lê Nhân, Nguyễn Chấn phụ trách và tổ chức thành tổ Tam Tam (3 người), tổ bào biết tổ ấy và tuyệt đối giữ bí mật nhiệm vụ. Các đoàn viên được tổ chức Đảng, Mặt trận Việt Minh giao cho các nhiệm vụ như: tuyên truyền vận động nhân dân, những đối tượng có tinh thần yêu nước nhiệt tình với cách mạng, ủng hộ Mặt trận Việt Minh. Đoàn đi giải và dán áp phích ở Đình Bảng, ga Yên Viên, Cầu Đuống – ga Gia Lâm và có nhiệm vụ bảo vệ, dự các cuộc mít tinh, lớp huấn luyện quân sự tại rừng Sặt.
Đặc biệt, đoàn thanh niên cứu quốc còn tổ chức các buổi diễn kịch ở rạp Tham Lai (chợ tre) với các vở mang ý nghĩa yêu nước, như: “Trần Bình Trọng, Nguyễn Trãi, Phùng Khoan, tráng sĩ hạ sơn”, do đồng chí Hồng, Xuất, Năm (Đa)…Còn ba đồng chí: Bát, Phách, Thúy biểu diễn múa kiếm và đại đao. Thời kỳ này Mặt trận Việt Minh chuyển sang hoạt động bán công khai nên nhân dân các xã lân cận, phố Từ Sơn, Phù Lưu, Đình Bảng và Cẩm Giang – Trang Liệt tham dự các buổi biểu diễn rất đông. Những người có tư tưởng cách mạng rất phấn khởi khi thấy các vở diễn rất hay. Sau buổi diễn ở xéc Tham Lai, đoàn còn đi diễn ở rạp hát bà xã Bộp, Từ Sơn (cửa hàng vật liệu Từ Sơn cũ). Tri phủ Từ Sơn, vì thấy các vở diễn mang tính chất đấu tranh, có ý nghĩa chính trị, nên đình chỉ không cho biểu diễn nữa.
Đêm 1-5-1942 tại bãi Ma Đủ (Cẩm Giang), chi bộ Trang Liệt-Cẩm Giang tổ chức mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế lao động.
Tháng 9-1942, ban cán sự đảng Từ Sơn tổ chức mít tinh, hồi 22 giờ, tại khu Hàm Rồng (rừng Sặt) để kỷ niệm khuếch trương thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (27-9-1940) và mặc dù bị địch kiểm soát gắt gao song vẫn có trên 40 quần chúng tham dự. Các đồng chí Nhân, Chấn diễn thuyết lên án chế độ thực dân phong kiến, kêu gọi nhân dân đứng lên đấu tranh giành độc lập tự do. Một đại biểu đoàn thể và đồng chí Kim thay mặt đội thiếu niên lên phát biểu cảm tưởng, hứa quyết tâm làm tròn nhiệm vụ của tổ chức giao, trung thành và tuyệt đối giữ bí mật cho cách mạng. Sau buổi mít tinh, các đồng chí phân công tổ ba người, tốp đi giải truyền đơn, tốp treo cờ đỏ búa liềm ở khắp nơi, như Phù Đổng, Chè Dọc vùng Tiên Du, Từ Sơn, Đình Bảng đến dốc Lã, Lành, Yên Viên.
Cuối năm 1942, đầu năm 1943, một số làng vùng Từ Sơn, như Nghĩa Lập, Phù Khê, Trang Liệt, Phù Lưu, Dương Lôi…là nơi có xứ đồn cao, đất pha cát, phì nhiêu màu mỡ đã bị giặc Nhật bắt dân phá lúa, hoa màu, để trồng đay cho chúng, phục vụ quân sự xâm chiếm nước ta.
Ở rừng Sặt, trường tiểu học là nơi bọn chỉ huy Nhật (dân sự) gồm 10 tên, đặt trụ sở để đôn đốc, kiểm tra việc trồng đay ở vùng Từ Sơn, mà trực tiếp là của làng Trang Liệt. Làng Trang Liệt phải trồng đay với diện tích rất lớn, trên 125 mẫu, ở các xứ đồng Đền Nghè, Ba Cây, cầu Mới, Ba ba, cầu Muốn, chân Cuội và cả xứ đồng Đám Đỗ đến bãi mả Ngò, Vườn Chợ. Có gia đình trồng 3-4 sào đay. Hàng ngày chúng đi kiemr tra, từ lúc gieo hạt đến lúc thu hoạch (4 tháng), nếu hộ nào mà để đay xấu. ngập nước, không tỉa thưa, và làm cỏ thì nắng phải chăm sóc, tưới nước giải, hóa học. Nếu đay không đạt quy định (cao 1m7, thân to đến 3 phân), thì chúng đánh đập rất tàn nhẫn, kể cả người già, có ngườ bị trói 3 ngày, bắt nhịn đói. Ngày nào cũng có người bị bắt, bị đánh vì để đay xấu. Mục đích của chúng là uy hiếp nhân dân để chăm sóc cho đay tốt, vì vậy, nhà nào trồng đay cũng có tâm trạng sợ hãi, ăn không ngon, ngủ không yên. Hộ nào trồng nhiều diện tích thì ngày nào cũng có mặt ở ruộng, vì nhổ cỏ ở ruộng này thì ruộng kia cỏ đã mọc gần kín. Ở làng có đến 80% số hộ có ruộng trồng đay. Cụ bà Phán Bảng, trồng 8 thước đay, đay tốt chúng khen thưởng, ngược lại, cụ Pháp, ông Trường Bạ Thúc không may ruộng đay bị xấu, chúng giam giữ mấy ngày ở trường học và đánh đập, bắt quỳ hai tay cầm ghế giơ lên. Nhân dân Trang Liệt bị bọn Nhật đánh đập tàn ác quá độ, có thể nói, tai họa nạn trồng đay còn sợ hãi hơn bọn đế quốc bỏ bom.
Cùng thời kỳ Nhật đóng ở rừng Sặt, các đồng chí Nhân, Chấn vận động các cụ Tổng Ngân, Thủ Thân và ông Phó Bầu ra gặp bọn Nhật thuyết phục và đấu tranh có tình có lý để chúng không đánh đập nhân dân. Còn chúng tôi vận động nhân dân chăm lo đay cho tốt. Từ đó bọn Nhật cũng phải nhượng bộ, giảm bớt đánh đập và cho nhân dân vào từng kiếm củi,hót lá. Đồng thời các cụ còn phân tích là, ruộng bị xấu, ngập nước là do đất thịt, đay không lên được, không thể có thu hoạch để chúng xóa sổ.
Do bọn giặc Nhật đóng tại Rừng Sặt, nên ngày 14-6-1945, quân Đồng Minh bỏ 4-5 quả bom phá vào đình và một số gia đình, nhà ông Trịnh, ông Trường Bá Thúc bị san phẳng, có 3 người chết. Nhân dân Trang Liệt không bao giờ quên mối căm thù giặc, đòi phải trả thù nhà, đền nợ nước; đoàn kết đấu tranh đánh đuổi đế quốc Pháp, phát xít Nhật để giành độc lập.
Cuối năm 1942-1943, phong trào cách mạng Từ Sơn bị lắng xuống do kẻ địch khủng bố gắt gao, chỉ còn chi bộ ghép Trang Liệt-Cẩm Giang vẫn ổn định và phát triern. Trước sự tồn tại và lớn mạnh của phong trào cách mạng ở Trang Liệt mọi tầng lớp nhân dân, các đoàn thể quần chúng đều ủng hộ Mặt trận Việt Minh. Tháng 6 năm 1943, ban cán sự tỉnh Bắc Ninh cử đòng chí Nguyễn Chấn đi học lớp huấn luyện quân sự ở huyện Phú Bình (Thái Nguyên). Tiếp đó, đồng chí đi dự lớp học chính trị lý luận Mác-Lênin ở nhà anh Nguyễn Văn Ngọc (Đình Bảng), lớp học có các đồng chí Ngoan (Đình Bảng), Phó (Chu Thiện), Văn Tiến Dũng, Đặng Kim Giang cùng dự.
Đồng chí Nguyễn Chấn còn được dự hội nghị Đoàn Thanh niên tỉnh Bắc Ninh tại chùa Keo (Gia Lâm), sự có cả đồng chí Vũ Kiên(xứ ủy Bắc Kỳ). Sau khi sự các lớp huấn luyện ở trên về, đồng chí Chấn đã cùng với đồng chí Nhân mở lớp huấn luyện quân sự ở khu Hàm Rồng (rừng Sặt). Lớp này tổ chức huấn luyện vào ban đêm, có cả vũ khí và có khá đông thanh niên của các xã Trang Liệt-Cẩm Giang, Phù Lưu, Đình Bảng và Tiên Du đến dự, đồng chí Ngô Gia Khâm cũng về dự.
Đêm mồng 5 Tết Quý Mùi (1943), tại gò Đống Cao (xứ đồng Trang Liệt-Cẩm Giang tổ chức cuộc mít tinh kỷ niệm ngày thành lập Đảng cộng sản Đông Dương 3-2 và chiến thắng Ngọc Hồi, Đống Đa, mùa xuân 5-01 Kỳ Dậu (1789). Mặc dù trời mưa phùn giá rét nhưng nhân dân trong vùng Đình Bảng, Phù Lưu, Từ Sơn vẫn đến tham gia mít tinh đông đảo, được các đội viên tự vệ Cẩm Giang bảo vệ an toàn.