Hội đồng niên


Tục ngồi đồng niên, thời xưa trai làng những ai sinh cùng năm (ám lịch) thì tự nguyện nhóm họp lại với nhau vào độ tuổi từ 14-18. Trong mỗi đồng niên đều có thứ bậc được sắp xếp từ ảnh trưởng tới em út theo tục lệ: chàng trai nào có bố tuổi cao nhất là trưởng đồng niên và cứ thế xếp vai trên. Đây là điểm đặc biệt của lệ làng, vì tuổi trên tuổi dưới là rất quan trọng, là cơ sở để làng dật lên ban chạ, ban trưởng.

Tục đánh đồng niên cũng là một nét độc đáo ở Trang Liệt. Hàng năm mỗi đồng niên tham gia 2 cuộc chiến đấu, của tuổi 14 tuổi, mới bắt đầu tụ hội đã khiêu chiến, với tuổi 15. Tuổi 15 là tuổi nghênh chiến.

Ngày mồng hai, mồng ba tết, mỗi chàng trai ở hai bản tuổi 14 và 15, chặt những cây gậy tre (đoản), sảo tre dải ở các lũy tre làng. Mồng bốn tết đánh nhau, thường vào buổi 6-7 giờ sáng, hai bên bắt đầu khiêu khích nhau. Cuộc chiến diễn ra ở ngay xóm ngõ, đường làng, hoặc đem nhau ra cánh đồng đầu làng. Hai bên nặng về bắt tù binh nhốt vào cũi, rất ít xẩy ra trọng thương, chỉ bị rách quần áo, nói tục hoặc chửi bậy.

Tục lệ đánh đồng niên liên quan tới lịch sử của ngài Trần Bà Liệt. Báo Nhân dân, số 51, 7-2001 có bài viết “Đô vật trẻ, đô Liệt là Trần Bà Liệt”, tác giả là tiến sĩ sử học Quỳnh Cư. Nội dung bài viết khẳng định: Trần Quốc Toản là con trai Hoài Đức Vương Trần Bà Liệt. Trần Quốc Toản 15 tuổi, là con nhà võ chí khí anh hung, năm 1282, nhà vua triệu tập hội nghị Bình Than ở huyện Chí Linh (sông Lục Đầu), bà việc nước kế đánh giặc. Vì nhỏ tuổi (chưa thành niên) nên không được tham bàn tại hội nghị, đứng ngoài, Trần Quốc Toản tức khí bóp nát quả cam. Trở về quê, Trần Quốc Toản bí mật mộ quân rèn binh, sắm vũ khí, được hơn một ngàn binh sĩ trẻ tuổi; rồi dựng cờ cứu nước có sáu chữ “Phá cường địch, báo hoàng ân” chờ ngày diệt giặc. Năm 1285 Trần Quốc Toản theo Trần Hưng Đạo Đại Vương đánh thắng quân Nguyên Mông tại các trận Tây Kết, sông Hồng Khoái Châu, sông Như Nguyệt, Đáp Cầu, Bắc Ninh. Nhà vua phong tặng Trần Quốc Toản là Hoài Văn Hầu. Trong chiến trận chiến đấu với bọn tàn quân giặc ở sông Như Nguyệt, trung tuần tháng Sáu 1285, Trần Quốc Toarn anh dũng hy sinh khi mới 18 tuổi (1268-1285). Dựa vào những cơ sở lịch sử đó mà tìm hiểu về tục đánh đồng niên ở Trang Liệt nên “Dư địa chí Hà Bắc” trước đây đã khẳng định: Trang Liệt là quê hương của người anh hung trẻ tuổi Trần Quốc Toản.

Tục đánh đồng niên lúc đầu gây không khí vui vẻ, làng xóm nhộn nhịp, nhưng rồi có đám đánh nhau mang tính cách thù hằn. Vì vậy cụ Tú Hậu khuyên trai trẻ không nên đánh đồng niên và từ tuổi Nhâm Tuất (1922) và tuổi Tân Dậu (1921) đã bỏ tục này 1. Cụ Tú Nguyễn Hậu có mấy câu thơ:

Làng ta bốn là làng văn hiến

Đất khai hoa hàng huyện ngợi khen

Xưa nay mỹ tục lưu truyền

Nhưng mà tục đánh đồng niên nực cười.

Việc câu đương (dọn đồng niên) được giao lần lượt từ trưởng đồng niên đến út đồng niên, sao cho đến tuổi 18 thì kết thúc bằng sửa một lễ xôi gà hay thủ lợn ra lễ và tổ chức tiếc mặn chia tay vào ngày 4,5,6 tết. Đến mồng 8 tháng Giâng năm đó, các chàng trai 18 sửa cơi trầu dâng lễ “nhận việc dân”, nghĩa là lễ thành đinh, vào sổ làng, rồi vào ban chạ, ban trưởng…

Thời nay, tục ngồi đồng niên ở làng ta vẫn giữ nề nếp. Qua tục lệ này, hàng năm anh em cùng

(1) Nhưng đến những năm 60 của thế kỷ trước, tục đánh đồng niên vẫn còn dấu tích, đó là, vào các tối đẹp trời, trẻ em rủ nhau chia thành các phe đánh trận giả, bắt tù binh … ngay tại ngõ xóm làng, hoặc khi chăn trâu ngoài đồng

tuổi mới có cơ hội gặp nhau, để tình thân thêm ngày càng gắn bó; để điểm lại những kỷ niệm về mỗi người, rằng độ tuổi nay có, còn bao nhiêu người… Hội đồng niên có nhiệm vụ thực hiện nghĩa vụ theo lệ làng và thăm hỏi cha già mẹ yếu lúc ốm đau, thăm viếng khi qua đời, khi gia đình có việc vui mừng tân gia, cưới xin … Đồng niên nữ giới bây giờ cũng được phát triển. Cách sử dụng hoặc huy động lực lượng đồng niên theo lệ làng có hiệu quả cao và rất phù hợp với thời nay. Sau hòa bình lập lại, ở Trang Liệt ngồi đồng niên từ tuổi 25 đến tuổi 49, còn từ độ tuổi trung thọ, các cụ vẫn ngồi hàng

năm, hoặc ngồi vào các năm chẵn 60-65-70 thượng thọ. Hàng năm, cứ đến ngày 8 tháng Giêng âm lịch, cả dân làng ngồi đồng niên, mỗi bản tuổi sửa một lễ ra đền lễ thánh, sau về nhà câu đương liên hoan, ăn tiệc mặn, hoặc ngọt và cùng đóng góp tự túc. Không khí làng quê ngày này thật nhộn nhịp, đầm ấm.

Ý kiến bình luận