“Tân Văn” Tộc


Nguồn gốc về họ Tân có 3 chi. Chi gốc ở làng Trang Liệt. Còn hai chi khác phiêu bạt sang Hà Nội và xuống tỉnh Hải Dương, từ thế kỷ XVII.

Nguyên nhân 2 chi này phải phiêu bạt đi nơi khác làm ăn sinh cơ lập nghiệp gắn với thân thế sự nghiệp của bà Cống Quận, tên thật là Tân Thị Thắm ( hiệu Từ Hội).  Bà Tân Thị Thắm sinh vào cuối thời vua Lê Thần Tôn (1649 – 1662) và mất ngày 27-3 âm

lịch. Bà Cống Quận là người tài ba, lại giỏi võ nghệ. Bà đã cầm quân đi đánh giặc ở Tuyên Quang và chiến đấu anh dũng, cuối cùng đã giành thắng lợi. Lúc bà 14 tuổi ở làng Sặt, bố mẹ rất giàu, có hơn 30 mẫu ruộng tốt. Nhà bà ở xóm Đá, có vườn hoa, khu vườn ở xóm Đá ( khu bên xóm bà Hưng). Lớn lên, bà vào cung làm vú nuôi của con vua Lê Huy Tôn (1675- 1705) và sau này người đó là Vua Lê Dụ Tôn, hiệu Vĩnh Thịnh (1705 – 1729).

Bấy giờ, ở trong kinh, phía sau nhà bà có bãi tập, hàng ngày ông Quận Thanh ( người Thanh Hóa) đến luyện tập, đấu võ cùng một số quân sĩ, có lúc giằng co không thắng bại. Thấy thế, bà Cống ra mặt bảo Quận Thanh : Quận gì mà 3 người không đánh nổi 10 người. Tôi có thể địch nổi 10 người. Thế rồi Quận Thanh mời bà ra đấu với mình và Quận Thanh bị thua. Ông rất cảm phục và lấy bà làm vợ.

Thời ấy ở Tuyên Quang có giặc nổi lên, Quận Thanh được vua sai đi đánh giặc, bị tử trận. Bà Thắm mặc áo giáp, cưỡi voi thay chồng đi đánh giặc và đại thắng. Bà được vua phong chức Quận Công, được ban 10 mẫu ruộng tại thôn Yên Khê, xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, Hà Nội, còn gọi là thác đao điền, nghĩa là ném đao đến đâu là lấy ruộng ở đó. Vua còn ban cho voi đá, ngựa đá, cặp đá để ở vườn hoa nhà bà và cho khu đất làm nhà ở xóm Đá, làng Sặt2.

Sauk hi bà mất, ngày 27-3 âm lịch3, dân làng và họ tộc tổ chức long trọng, mai táng tại quê nhà, lăng của bà đặt ở khu Hàm Rồng ( rừng Sặt). Sau một thời gian khá lâu, con cháu ông Quận Thanh ở Thanh Hóa ra đòi của cải và hài cốt bà đem về Thanh

2 Xưa kia người phụ nữ “ vô tử tức” – không con cái, thì về “hoàn tông” – về với họ hàng.

3 Bà Cống Quận đặt kỵ tại đình làng.

Hóa. Hai bên đều muỗn giữ của và hài cốt, nên sinh ra đánh nhau, con cháu Quận Thanh có người bị chết. Các cụ xưa có lưu truyền rằng, hai bên kiện nhau, con cháu Quận Thanh cậy thần, cậy thế. Quan tri phủ xét xử vụ án, lấy lý: “ Sống quê cha, ma quê chồng” và chu di tam tộc. Họ Tân sợ bị tai họa nên phần lớn người trong họ đổi họ, đổi tên. Vì thế, họ Tân có 2 chi phiêu bạt đi nơi khác sinh cơ lập nghiệp, còn một ít ở lại bản quán, nay ông Tân Văn Quyết là trưởng tộc.

Về di tích lịch sử, tại Rừng Sặt có di tích lăng bà Cống, thành bà Quận Công. Đôi hạc bằng gỗ thờ ở đình mà bà Cống Quận cung tiến nay không còn nữa. Có 2 câu thơ ca ngợi bà Cống Quận của cụ tú Nguyễn Hậu (1880 – 1952):

Gan Sặt xưa nay lừng lẫy tiếng,

Thuyền quyên còn thế nữa anh hùng.

Chi thứ 2 của họ Tân trú ngụ tại làng Quy Mông ( Chùm Quán), xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Đến nay (2008)  là đời thứ 8, có trên 250 xuất đinh, làm ăn thịnh vượng. Trưởng Tộc là Tân Văn Thành.

Chi thứ 3 của họ Tân ban đầu phiêu bạt, thành lập trang trại ở thôn Quảng Tân, xã Năm Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, vào thế kỷ thứ XVII. Đến nay là đời thứ 8 có 300 xuất đinh. Hiện nay con cháu làm ăn phát đạt và thịnh vượng. Trưởng tộc là Tân Văn Công .1

1 Tư liệu theo phả tộc họ Tân, do cụ Tân Văn Mậu (1930) cung cấp.

Ý kiến bình luận