Truyền thống yêu nước

Cùng với sự hưng vượng của cả nước, Trang Liệt đã trả qua chế độ phong kiến Việt Nam gần một nghìn năm và trải qua hơn 80 năm thực dân Pháp đô hộ. Từ xa xưa nhân dân Trang Liệt đã có tinh thần đoàn kết, dũng cảm trong chiến đấu đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. Theo thần phá Thành Hoàng làng, Hoài Đức Vương Trần Bà Liệt và thượng tướng Trần Quang Khải, khi giặc Nguyên sang xâm chiếm, đã mộ quân binh 50 tráng sĩ người làng Trang Bà Liệt theo Hưng Đại Vương Trần Quốc Tuấn đánh giặc, lập nhiều chiến công oanh liệt.

Về sau, năm 1424, Lê Lợi đem quân đi bao vây và ngăn chặn 10 vạn quân Minh sang xâm chiếm nước ta, khi hành quân đi qua huyện Đông Ngàn phủ Từ Sơn đã vào đền Trang Liệt làm lễ cầu Thần phù hộ đánh thắng giặc ngoại xâm, quả nhiên được vậy. Vì thế, vua Lê Thái Tổ gia phong co Thành Hoàng Trang Liệt là “Hoàng từ Đại Vương Thượng Đẳng Thần”. Các vương triều Phong kiến đã có 21 đạo sắc phong cho Đức Thánh làng Trang Liệt.

Một sự kiện lịch sử đặc biệt nữa, đó là tại khu rừng Sặt về phía Đông Hàm Rồng vẫn còn có dấu tích Lăng bà Cống Thanh, tức bà Cống Quận. Bà tên thật là Tân Thị Thắm, mất 27-3 âm lịch. Là một người con gái đẹp nết, đẹp người, lại tài giỏi võ nghệ, bà đã có một thời vào kinh nuôi con vua Lê Huy Tôn (1675 – 1705). Bà làm bàn đời với ông Quận Thanh (Thanh Hóa), một võ tướng Triều Lê. Bà cùng chồng đi dẹp giặc ở Tuyên Quang và trong một trận quyết chiến với quân giặc, không may chồng bà – Quận Thanh tử trận. Bà Cống liền mặc áo giáp, cưỡi voi quyết “trả thù nhà đền nợ nước”, thay chồng tiếp tục chỉ huy quân sĩ chiến đấu và đã đánh tan quân giặc ở Tuyên Quang.

Theo đó, bà Quận Công đã được dân gian lưu truyền và ghi nhận như một đặc điểm: “Gan Sặt (Trang Liệt) – Mặt Báng (Đình Bảng) – dáng chợ Giầu (Phù Lưu)” và cả 2 câu thơ:

“Rừng Trang nổi tiếng ga Bà Quận

Đất Sặt thơm danh tám cụ nghè”.

Bà được nhà vua phong cho chức Quận Công, ban cho 10 mẫu ruộng (còn gọi là Thác Đao điền, nghĩa là ruộng ném đao, ném đến đâu vua ban đến đấy). Khu ruộng này có làn trên 5 mẫu, làn dưới 5 mẫu, tại cánh đồng Yên Khê, xã Yên Thường, huyện Từ Sơn, nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội. Số ruộng đó nhân dân Trang Liệt cho thuê để thu hoa lợi, mãi đến thời kì cải cách ruộng đất (1955 – 1956) mới giao lại cho xã Yên Thường. Như vậy, nói về nguồn gốc và chiến tích lịch sử thì nhân dân 2 xã Yên Thường và Trang Liệt có sự gắn bó từ lâu đời, nên kết nghĩa chạ anh, chạ em với nhau. Điều này được luuw truyền và ghi nhận qua mấy câu thơ của cụ Tú Nguyễn Hậu:

“Gan Sặt năm nay lững lẫy tiếng.

Thuyền quyên còn thế nữa anh hung.

Rừng Trang nổi tiếng gan bà Quận.

Đất Sặt thơm danh Tám cụ Nghè.”

Năm 1873, đế quốc Pháp đánh ra Bắc Kỳ lần thứ nhất. Quân và dân tỉnh Bắc Ninh đã ra sức chiến đấu dưới sự chỉ huy của Phạm Thận Duật, Nguyễn Cao đánh địch đại bại ở Gia Lâm. Năm 1882, quân Pháp đánh ra Bắc Kỳ lần thứ hai và nhân dân Bắc Ninh đã xây dựng chiến lũy chiến đấu bảo vệ thành Bắc Ninh. Nhưng mùa xuân năm 1884, thành Bắc Ninh bị thất thủ, song dưới sự lạnh đạo của các anh hùng dân tộc, nhân dân Bắc Ninh vẫn kiên cường kháng chiến chống thực dân Pháp, thông qua các phong trào yêu nước, như Phan Đình Phùng lãnh đạo Cần Vương ( 1885 – 1895), Đề Thám lãnh đạo phong trào khởi nghĩa Yên Thế (1892 – 1895), Phan Bội Châu lãnh đạo phong trào Đông Du (1900 – 1917). Các phong trào này cũng không thành công và nhân dân Việt Nam, trong đó có nhân dân Trang Liệt, lại bị rơi vào cảnh bị đô hộ, bị áp bức, bóc lột vô cùng tàn bạo của chế độ thực dân, phong kiến trong gần nửa thế kỷ.

Tiếp nối truyền thống yêu nước của ông cha, các thế hệ người dân Trang Liệt đã tham gia đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng quê hương. Đặc biệt, trong phong trào cách mạng do Đảng ta lãnh đạo, đã có những người con tiêu biểu, như Trần Lê Nhân, Nguyễn Chấn, Bạch Hùng Phách, Phan Hạnh …

Tham gia cách mạng, làng Trang Liệt đã có những người giữ chức vụ chủ chốt trong các cơ quan Đảng, Nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Tiêu biểu là:

1.  Đồng chí Ngô Hữu Tuyết (Trần Lê Nhân), 1913 – 1991 , nguyên Bí thu huyện ủy Từ Sơn (1945 – 1946), Bí thư huyện ủy Phú Bình 1948, trưởng ban tổ chức khu ủy Việt Bắc; phó Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính khu Việt Bắc, 1965 – 1976 , trưởng ban tổ chức tỉnh ủy Bắc Thái ( 1976 – 1985 ).

2.  Đồng chí Ngô Hữu Tý ( tức Nguyên Chấn), (1924 – 1994), nguyên Bí thư huyện ủy Từ Sơn (1943 – 1944), Bí thư đầu tiên tỉnh ủy Bắc Ninh (11/1945 – 11/1946), ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ điện than, Tổng cục trưởng cục Hóa chất, trưởng ban kinh tế Trung ương.

3.  Đồng chí Phan Đình Tiếp (tức Phan Hạnh), (1925 – 1946), nguyên ủy viên thường vụ tỉnh ủy, phụ trách vùng Gia Lâm, Từ Sơn (1945 – 1946), hy sinh tại Duệ Đông, Tiên Du, Bắc Ninh (1 – 8 – 1946), liệt sĩ kháng chiến chống Pháp.

4.  Đồng chí Bạch Ngọc Phách (tức Hùng Hải), sinh năm 1928, nguyên bí thư huyện ủy Từ Sơn (8/1946 – 2/1947), phó Ban tổ chức tỉnh Bắc Giang; tháng 10 – 1954, vào Nam làm cán bộ tình báo ở Sài Gòn đến 30 – 4 – 1975 .

Trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, các thế hệ người dân Trang Liệt luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, phát huy truyền thống yêu nước, cách mạng của quê hương cùng nhân dân cả nước đấu tranh, góp phần to lớn vào sự nghiệp bảo vệ nền độc lập dân tộc và xây dưng quê hương, đất nước.

Ý kiến bình luận