Là một làng xã phát triển, có dân cư đông đúc, người dân Trang Liệt từ xưa đã có truyền thống hiếu học, có nhiều người học giỏi đỗ đạt cao. Trong gia phả, phả tộc của các dòng họ lớn và của hương ước (1991-1997-2007) của làng Trang Liệt có quy trách nhiệm của gia đình và cộng đồng làng xã đối với công tác giáo dục, khuyến học, động viên con cháu cố gắng học hành để thành danh và nhận được phần thưởng của làng. Làng trước đây có văn chỉ thờ đức khổng tử nhằm khuyến khích học hành và có ruộng học.
Về khoa cử. Đất làng Trang Liệt văn hiến,người dân Trang Liệt hiếu học, chuộng văn học, tao nhã, phong cách lịch sự, cần kiệm và luôn có ý thức giữ gìn thuần phong mỹ tục. Truyền thống văn hoá lâu đời của làng đã được vua Tự Đức ban tặng bức đại tự “Mỹ Tục Khả Phong”. Từ thế kỷ thứ XIV đến thế kỷ thứ XIX, làng Trang Liệt có 8 người đỗ bấc tiến sĩ trở lên, gọi là ông Nghè. Tháng 6 năm Minh Mạng thứ 7- Bính Tuất (1826) ,hội tư văn làng họp bàn việc sửa sang, từ chỉ và khác bia đá ghi các bậc tiên triết. Sau đây là họ tên quan tước các bậc đại học.
1.Cụ Nguyễn Quốc Kiệt, đỗ triều Lê Đại Bảo năm thứ 3, khoa thi Nhâm Tuất (1442), đời vua Lê Thái Tông, tam giáp đồng tiến sĩ. Cụ làm quan chức thượng thư kiêm thẩm hình viện.
- Cụ Dương Tử Do (1409) đỗ triều Lê Diên Ninh năm thứ 5, khoa thi Mậu Dần (1458),đời vua Lê Nhân Tông, tiến sĩ hợp cách. Cụ làm quan công bộ hữu thị lang
- Cụ Nguyễn Đức Thận (1462), năm 28 tuổi đỗ Hoàng Giáp đệ nhị tiến sĩ, niêm hiệu Lê Hồng Đức năm thứ 21, khoa thi canh tuất (1490) đời vau Lê Thánh Tông. Cụ làm quan chính thức thượng thư, đã từng đi xứ nhà minh
- Cụ NGuyễn Hoằng Nghị, đỗ cùng năm với cụ Thận, triều Lê Hồng Đức năm thứ 21, khoa thi canh tuất (1490), đệ nhị giáp tiến sĩ. Cụ làm quan đến chức quốc tử giám tư nghiệp Hà Nôị.
- Cụ Trần Dự (có sách gọi Trần Khánh Dư), đỗ triều Mạc Đại Chính năm thứ 3, khoa thi năm Nhâm Thìn 1532, đời vua Mặc Đăng Dung, Đệ nhị giáp tiến sĩ. Cụ làm quan đến chức Hiến Sát Sứ.
- Cụ Trần Thúc Bảo, đỗ triều Mạc Sùng Khang năm thứ 7, khoa thi năm Giáp Tuất (1574), đời vua Mạc Mậu Hợp, đệ tam giáp đồng tiến sĩ. Cụ làm quan đến chức Đoán Sự.
- Cụ Trần Khánh Hưng (1533), đỗ triều Mạc Diên Thành năm thứ 6, khoa thi năm Quý Mùi (1583), đời vua Mạc Mậu Hợp, đệ tam giáp đồng tiến sĩ. Cụ làm quan đến chức tham chính, sau theo nhà Lê làm quan đến chức Cấp sự trung.
- Cụ Phan Đình Dương (1804-1865), đỗ tiến sĩ năm 38 tuổi, triều Nguyễn Thiệu Trị năm thứ 2, tại khoa thi năm Nhâm Dần (1842) đệ tam giáp đồng tiến sĩ. Cụ giữ các chức như Hàn lâm viện, Tri phủ triệu phong (quảng trị), Tri phủ thường tín (Hà Đông), năm tự Đức thứ nhất (1848) được bổ làm đốc học Hải Dương rồi đốc học Hà Nội. Năm Tự Đức thứ 6 (1853) về kinh (nhà Nguyễn kinh đô ở Huế) lên chức Quốc Tử Giám Tư Nghiệp, hàm thị giảng học sĩ. Năm tự đức thứ 9 (1856) Bính Thìn, cụ làm đốc học bắc ninh sau bị ốm yếu nên xin về quê Trang Liệt, chữa bệnh và dạy học.
So với các làng xã trong phủ Từ Sơn, số tiến sĩ thời xưa của làng Trang Liệt đứng thứ 4 trên 42 xã. Trên ta có xã tam sơn có 16 vi, Hương Mạc có 10 vị, Vĩnh Kiều 10 vị, Trang liệt 8 vị, các vị đều tahm gia các cương vị chính trị – xã hội, trong đó có hai vị làm đến thượng thư, tương đương bộ trưởng ngày nay; 1 vị làm đến thị lang tương đương với thứ trưởng ; 2 vị làm quốc tử giám tư nghiệp, hiệu phó trường quốc tử giám; 1 vị làm quan đến chức Hiến sát sứ ; 2 vị làm quan đến chức đoán sự “cấp trung sự” tương đương với vụ, cục trưởng ngày nay.
Đặc biệt, cụ Nguyễn Quốc Kiệt (đậu năm 1442), đỗ cùng với nhà sử học Ngô Sĩ Liên, là vị tiến sĩ đầu tiên của huyện Đông Ngàn, thuộc triều Lê Đại Bảo (thứ 3) được ghi tên ở bia đá số 1 Quốc Tử Giám Hà Nội.
Một trường hợp xã hội khác được xã hội dương thời vẫn nhắc đến, như một tấm gương điển hình hiếu học và khổ học,để giáo dục cho học sinh. Đó là cụ Dương Tử Do, thi đậu năm 1458, là vị tiến sĩ độc nhất của toàn tỉnh Bắc Ninh khoa Mậu Dần Diêm Minh (năm thứ 5). Ở tuổi 43 cụ mới học vỡ lòng, song tu trí học hành nên chỉ 6 năm sau, 49 tuổi, đã đỗ tiến sĩ.
Có một khoa thi, khoa Canh Tuất Lê Hồng Đức 21,1490, làng Trang Liệt được đón 2 ông nghè, đó là Cụ Nguyễn Đức Thuận, 1462,làm đến thượng thư và Cụ Nguyễn Hoằng Nghị, Làm đến Quốc Tử Giám Tư Nghiệp.
Cũng là một vinh dự lớn cho dòng họ Trần Khánh đã có 2 vị tiến sĩ là cha con. Đó là cụ Trần Dự, đậu khoa thi năm Nhâm Thìn (1532) và cụ Trần Khánh Hưng, đậu khoa thi năm quý mùi (1583).
Người dành học vị tiến sĩ trẻ nhất, ở tuổi 28, là cụ Nguyễn Đức Thuận; còn người già nhất, đỗ ở tuổi 50,là cụ Trần Khánh Hưng.
Liên quan đến cụ Nghè Phan Đình Dương, tại nhà truyền thống có ghi công cụ Phan Đình Thụ với dân làng, Cụ Phan Đình Thụ là con trưởng cụ Phan Đình Dương đã có công xin miễn giảm thuế cho dân 2 kỳ, kỳ thứ nhất: đời vua Tự Đức năm thứ 19 (Bính Dần 1866) xin giảm thuế lọc đồng; Kỳ thứ hai; cũng đời vua này năm thứ 30, ngày đông chí tháng 11 năm Đinh Sửu (1877), xin miễn giảm thuế tạp dịch cho dân đinh nghèo.
Như vậy, làng ta vinh dự và đáng tự hào là có nhiều người con sinh ra và lớn lên đã tiếp nối được truyền thống yêu nước và hiếu học, có trí thông minh, tài giỏi, học cao làm rạng rỡ non sông đất nước và quê hương ngàn năm văn hiến, xứng danh đất đông ngàn năm văn hiến, xứng danh đất đông ngàn xứ kinh bắc. Trang Liệt nằm trong cái nôi đông ngàn vốn nổi tiếng “một đông s ông nghè, một bồ ông cống, một bị trạng nguyên, một thuyền cử nhân” .
Về giáo dục, tôi được các cụ kể lại, vào thế kỷ thứ XVII-XVIII,Trang liệt chưa có trường công dạy chữ quốc ngữ, chỉ có các thầy đồ nho đỗ đạt cao sau khi từ quan, tiêu biểu như cụ nghè Dương, về quê mở lớp học tại nhà dạy chữ nho cho học sinh người quê nhà. Làng có 22 cụ đồ thì có 18 cụ thành lập môn sinh, ruộng đất có 16 mẫu 5 sào 9 thước.
Đạo nho thường dạy nghề về đạo đức tôn vinh, tôn sư trọng đạo: ” Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn” , “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”.
Sang thế kỷ thứ XIX, vẫn thời phong kiến đế quốc, nền giáo dục nho học ở làng trang liệt suy yếu dần, chỉ còn vài cụ đồ dạy học chữ nho, mỗi buổi vài ba giờ vào buổi sáng,học sinh độ trên 20 người. Cụ Tú Nguyễn Hậu, 1880-1952, còn có cả học sinh ở bính hạ lên học, như ông Cầu, ông Kim…,Trưởng tràng là cụ Chánh Chu. Hiện nay còn bức ảnh môn sinh cụ Tú gồm 33 học sinh ở độ tuổi cao,như cụ Ngô Hữu Luật, 118 tuổi, ít tuổi nhất là ông Nguyễn Đức Phát 87 tuổi, Nguyễn Như Huê 85 tuổi. Cụ Đồ Hoạt, 1876, (Nguyễn Đức Hoạt) có 25 học sinh. Cụ Nguyễn Văn Thúc, (cụ Trưởng bạ Thúc), 1910-1953, dạy đa số là học sinh con cháu trong nhà, ngoài ra có con cháu ông Phan Đình Ứng. Cụ Trưởng bạ Thúc là thầy đồ ít tuổi nhất của làng và cũng là thầy đồ kết thúc dòng Hán học của làng Trang Liệt.
Kết thúc nho học, ở làng Trang Liệt, người đầu tiên đỗ cử nhân luật là ông Phan Mạnh Tân (1921). Trước cách mạng, từ năm 1942 đến năm 1944, ông học đại học năm thứ 3. Sau cách mạng tháng Tám 1945, ông tiếp tục sang Trung Quốc theo học tiếp năm thứ 4 để lấy bằng cử nhân luật. Khi về nước, ông được cử đi công tác ở ngành lâm nghiệp thuộc tỉnh yên Bái, về sau bị mắc bệnh ông phải về nghỉ chữa bệnh.
Việt Nam dưới thời thực dân pháp, chúng ta đã thi hành chính sách ngu dân, khuyến khích phát triển mê tín dị đoan, bói toán, rất hạn chế mở trường học …để dễ bài cai trị.
Trang Liệt chỉ có một trường hương sư tại rừng sặt. Mãi đến năm 1929, hội đồng hương chính mới xây dựng trường hương sư này. Năm học 1931-1932, mới bắt đầu khai giảng. Trường có 1 giáo viên dạy 3 lớp ghép: Lớp đồng ấu, lớp dự bị và lớp sơ đẳng, với số học sinh khoảng 45-50 em và hàng trăm chỉ độ 75% số học sinh thi đỗ sơ học yếu lược, số học sinh không đỗ lại học tiếp niên học năm sau. Đến cách mạng tháng tám năm 1945, trường có 5 giáo viên, là thầy giáo thân, từ 1931-1934, thầy giáo Hoè, từ 1935-1939, thầy giáo Khang, 1940-1941, thầy giáo Bách, 1942-1943, và thầy giáo kết, 1944. Trường có 1 phòng, 3 lớp ghép: Lớp 3, lớp 4 và lớp 5. Học sinh có 45-50 em và có một giáo viên, một người trông trường, đánh trống là cụ Cửa ở xóm Bông.
Học sinh cũng phân hoá theo gia đình giàu- nghèo. Số học sinh nhà nghèo thường phải nghỉ học, ở nhà giúp đỡ cha mẹ chăn trâu, cắt cỏ và học chữ Hán do các thầy đồ dạy, như cụ Tú Hậu, Cụ Đồ Hoạt, cụ Tổng Sư và ông Trưởng Bạ Thúc. Còn số học sinh con nhà giàu khá giả, ước độ 15 học sinh, xin học ở trường tiểu học Đình Bảng, một trường tiểu học hoàn chỉnh duy nhất ở phủ Từ Sơn. Nhưng kỳ thi tuyển vào lớp nhì năm thứ nhất, sau học tiếp lớp nhì năm thứ hai cũng không phải dễ, tiền ăn học lại tốn kém.
Thời đó, phòng trào bình dân học vụ có 4 lớp dành cho tuổi trung niên, với trên 100 người, là ông Ngô Hữu Giá, sinh năm 1925, đến năm 1949 chuyển lên nhã nam, sau lên cao bằng công tác; ông Nguyễn Hán,1926, đến năm 1948-1949 đi công tác ở Uỷ ban hành chính tỉnh Bắc Ninh; ông Vũ Kim San, 1924,đến năm 1949 chuyển đi Hải Dương và ông Vũ Công Nhượng, 1913, đến năm 1949 khi làng lập tề thì thôi dạy học và chuyển lên Bắc Ninh buôn bán hàng đồng.
Khi quân nhật chiếm đóng rừng Sặt, chúng đắp 10 tăng xê nổi để cất dấu vũ khí. Ngày 14-6-1945, quân đồng minh ném bom phá vào đỉnh nóc đình cao, nhà tổ, cầu 9 gian bị san tành, 3 người bi chết. Đến ngày 17-6-1945 đồng minh lại bỏ vào làng lần thứ hai (3 quả bom phá không nổ) nằm ở cửa đền, tường nhà ông Ba Tổng, rìa thành bà Sáu Bò. Từ đó trường học phải chuyển vào Đình cao.
Sau cách mạng tháng tám năm 1945, trường tiểu học Trang Liệt lại tiếp tục chuyển ra trường học cũ rừng sặt. Trường tiểu học Trang Liệt thời kỳ làng lập tề, từ tahngs 7-1949, phải dừng dạy. con em nhà giàu khá giả đi học trường trung học ở tỉnh Bắc Ninh, Đáp Cầu, Hà Nội, Hà Đông, hoặc lên vùng tự do học ở trường Bắc Lý, Hiệp Hoà, xa hơn là ở Thái Nguyên và cũng để tránh việc địch bắt phu, đi lính. Đến hoà bình lặp lại 20-7-1954, trường tiếp tục mở lớp dạy con em nông dân. Thời kỳ đầu có các thầy giáo dạy lớp vỡ lòng là Trần Quang Cường và Nguyễn Văn Thầm; dạy lớp 1 có thầy giáo phúc và dạy lớp 2 có thầy giáo Anh.