Chùa Đông Lai


Trang Liệt có hai ngôi chùa lớn là “Đông Lai tự”, còn gọi là chùa trên, và “Cổ Am tự”, còn gọi là chùa dưới (chùa Am). Chùa làng đều có lịch sử khá lâu đời. Ngôi chùa Đông Lai nằm trên một mảnh đất hình vuông, mỗi chiều hơn 70 m, diện tích 5088 m2. Quanh chùa có luỹ tre bao bọc và có hào tứ bề để bảo vệ cây ăn quả, an thả cá và hoa mầu. Ngoài chùa có ngôi tam quan 3 gian lợp ngói, lòng cầu rộng 3m6, trước cửa tam quan có 2 cây đề cổ thụ. Nội tự chùa Đông Lai có một toà nhà thờ mẫu 7 gian, hai nhà giải muống. Toà nhà Tam bảo chuôi vồ 7 gian.

Chùa Đông Lai có nguồn gốc từ xa xưa, nhưng đến nay chưa tìm được tư liệu nào nói về lịch sử ngôi chùa này. Chúng tôi sưu tầm, tham khảo một số các cụ cao niên cũng chỉ biết ước độ khoảng vào đầu thế kỷ thứ XIII, đời nhà Trần (1226) đến đời vua Hồng Đức thứ 3 năm 1742. Xưa kia nơi đây là làng Đông Lai, vào trước đời nhà Lý, nghe nói người Tàu để của ở đây, nên dân cư bị đuổi, rồi phân tán đi nơi khác. Đến đời nhà Trần mới xây dựng chùa để làm nơi lễ nghi tôn giáo của dân làng. Vì lẽ đó các cụ dân làng lấy tên là chùa “Đông Lai tự”.

Đến đời vua Minh Mạng, thế kỷ thứ XIX (1824), dân làng mới xây khuôn viên chùa có quy mô rộng lớn rất khanh trang. Nội tự có toà nhà cổ, toà tam bảo và 2 dãy nhà giải muống. Ngoại tự trồng cây lưu niệm, cây ăn quả và trồng hoa màu…

Thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, cụ sư Sành trụ trị chùa, có khoảng 5, 6 mẫu ruộng do các gia đình dân làng cúng hiến, người 3 thước, 5 thước, người 1 – 2 sào công đức cho cả chùa Trên và chùa Am, lại có ruộng đặt Kỵ – Hậu để nhà chùa có lễ vật cúng bái.

Chùa Đông Lai từ cổ xưa có các vị tăng ni hoặc ông Tự quản lý trụ trì, tụ tập, bảo quản nội tự, trông nom cây cối lưu niệm, thu hoạch hoa mầu… ở ngoại tự. Đồng thời nhân dân và khách thập phương hàng năm vào tuần tiết, ngày tiết lệ đến lễ Phật có lòng hảo tâm công đức tài vật để nhà chùa xây dựng, tu bổ. Các vị sư sớm tối đèn nhang, thắp hương tụng niệm thờ Phật, phù hộ độ trì cho dân được an khang thịnh vượng.

Từ  xa xưa tổ tiên, ông cha ta thường nói “Dân an nước thịnh” và đó cũng là điều mong muốn của nhà Phật, hoặc “phúc đức tại mẫu, phép vua thua lệ làng, nhập gia tuỳ tục, đáo giang tuỳ khúc”. Từ thời kỳ sư cụ Đàm Trung, tức cụ sư Sành trụ trì chùa làng, trong nội tự rất là nề nếp, lễ bái, tiết lệ đúng quy định của Đạo Phật và quy ước của làng, phong cách làm ăn ngày càng phát triển về kinh lế, nuôi bò cày, lợn gà gia súc… Chùa có kẻ ăn, người giúp việc quanh năm tấp nập, người nào việc nấy, luôn tâm niệm một lòng một dạ với nhà chùa, trước lấy tiền công, sau là giúp dân làng. Đúng là đạo Phật ăn cây nào rào cây ấy.

Chùa Đông Lai đã diễn ra hai sự kiện đáng ghi nhớ.

Một, thời kỳ kháng chiến chống Pháp, 1949 – 1954, Trang Liệt bị địch tạm chiếm, chùa là nơi trú ẩn, ăn ở của cán bộ và du kích xã, bộ đội huyện. Dưới bệ Phật “Tam Bảo” là hầm bí mật để ẩn nấp khi địch càn quét. Chùa Trang Liệt là “di tích kháng chiến” bào vệ cán bộ du kích.

Hai, ngày 15 – 8 Kỷ Sửu, Trang Liệt thành lập tề theo Pháp. Vì chùa ở ngoài làng nên dân làng đồng tâm nhất trí chuyển ngôi chùa 5 gian, toàn bằng gỗ lim ở Cổ Am tự về tại đất nhà truyền thống hiện nay, để nhà chùa (sư cụ Đàm Trung) ngày đêm tụng niệm thờ niệm Phật, để các cụ vãi và dân làng sớm tối ra chùa lễ Phật cho thuận lợi. Đến hoà  bình lập lị (20 – 7 – 1954) dân làng lại rước Phật ra chùa Đông Lai.

Về các vị tu hành, trụ trì tại chùa Đông Lai, cho đến nay chùa cũng không ghi chép được cụ thể. Qua sưu tầm tư liệu và tham khảo các cụ cao niên, phả tộc, cũng như của các nhà truyền thống, tác giả có một thông tin về các vị đó.

1. Cụ Ngô Tự Phúc Hiền. Cụ giữ tự ở bản lương Đông Lai tự vào đời vua Hồng Đức năm thứ ba, từ năm 1472 – 1492, trong 20 năm, hưởng thọ 78 tuổi. Theo phả tộc họ Ngô, cụ Ngô Tự Phúc Hiền (1414 – 1492), đời thứ 4, theo học dòng thánh đạo, thi trúng Nho khoa. Cụ thấy mình neo muộn (4 đời độc đinh) nên xuất gia đi tu, ra giữ chùa, thắp hương niệm thờ Phật phù hộ cho được con cháu đầy đàn. Sau cụ sinh được một  người con trai, đặ tên là Sa – di để nối dõi.

2. Ngô Tộc, tự Sa – di (đời thứ 5), 1473  – 1557, hưởng thọ 84 tuổi, là con trai cụ Tự Phúc Hiền, đã “nối nghiệp cha xuất gia, ra giữ chùa Đông Lai”, vào đời vua Hồng Đức, năm thứ 22 (1492). Theo phả tộc lưu truyền, sụ Sa – di ra chùa sớm tối tụng kinh, niệm Phật, được Phật tổ phù hộ độ trì, bà cả không sinh con, lấy bà hai và sinh được 3 con trai, 3 con gái, từ đấy, con cháu đầy đàn đầy đống.

3. Sư ông Baxe (người làng Trang Liệt) tu ở chùa làng từ lâu đời, cách đây trên 300 năm. Sau khi sư ông mất, họ hàng, gia đình anh em không còn người nối dõi nên cũng không biết ông về họ nào.

4. Sư ông, không rõ danh – hiệu (quê Phù Lưu) tu ở chùa Phù Lưu. Sau do nhân dân yêu cầu, được sơn môn Phật giáo cử về chùa Đông Lai. Trong thời gian về tu ở chùa, sư ông cùng dân làng xây dựng tu tạo chùa, trồng tre, đào hào chung quang chùa để bảo vệ cây lưu niệm, cây ăn quả và hoa mầu… Nhưng sư ông ở chùa Sặt độ 5, 6 năm thì có sự bất bình với các cụ bà và không theo giới luật nhà chùa nên Hội đồng Hương chính và nhân dân không cho giữ chùa nữa. Phải mất một thời gian 1 – 2 năm không có sư trông nom chùa nên các cụ vãi phải cử người luân phiên ra thắp hương thờ Phật.

5. Sư cụ Đàm Thị Trung (cụ sư Sành), 1882 – 1963, thọ 81 tuổi, quê làng Trang Liệt, họ về gia đình cụ Trần Quang Trọng. Ban hương hội và dân làng lên mời thầy tiểu (là cụ sư Sành) lúc đó đang tu ở chùa Trung Hậu, tỉnh Vĩnh Phúc về chùa làng. Từ khi cụ về quê hương “nhất tâm lòng thành” sớm tối thắp hương thờ Phật, cùng dân làng xây dựng, tu bổ cho ngôi chùa ngày càng khang trang. Các tiết lệ quy định của nhà chùa đều được cụ thực hiện có nề nếp. Cụ chấp hành đầy đủ tục lệ của làng, được dân làng tín nhiệm, quý trọng, được ca ngợi nhà tu hành có tâm thành theo đạo Phật.Cụ mất ngày 19 – 11 năm Quý Mão (1963) sau 59 năm tu ở chùa Đông Lai.

Thời cổ xưa thường nói: “đất vua chùa dân”. Đạo Phật dạy: Tam quy: Quy Phật, quy pháp, quy tăng và tuân thủ ngũ giới: Bất sát sinh, bất du đạo, bất tửu, bất tà dâm và bất vọng ngữ (không giết người – hại vật, không trộm cắp, không uống rượu, không dâm dục với vợ – chồng người khác và không nói lời thêu dệt, ác độc hại người). “Ăn cây nào rào cây ấy”, “của chùa lại giả chùa” và cũng có khi “sư với vãi như vải với nâu”… thật là đúng vậy.

6. Cụ Đàm Nội (hiệu Bụt Giác Linh) sinh năm 1907, mất ngày 12/11 năm Canh Ngọ (1990) hưởng thọ 83 tuổi.Cụ quê ở thôn Kim Quan, xã Việt Hưng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Sư thầy Đàm Nội tu ở chùa Kim Quan, xã Việt Hưng, về tu ở chùa Sặt từ tháng 2 – 1964 đến 1990 là 26 năm.

7.  Thầy tiểu Nga, là tiểu của sư cụ Đàm Nội. Sau khi sư cụ Đàm Nội mất được 4 năm, sư Nga kế tiếp trụ trì chùa, sớm tối thắp hương tụng niệm, thờ Phật, để Phật phù hộ độ trị cho dân an khang thịnh vượng…

Sư Đàm Nga sinh năm 1960, quê gốc chùa Trúc Lâm, xã Nghĩa Phúc, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, về tu ở chùa Sặt lúc 26 tuổi, được 7 năm, từ năm 1986 đến tháng 2 – 1992. Trong thời gian sư thầy Nga tu ở chùa Sặt được các cụ và nhân dân yêu mến, một lòng một dạ tâm niệm vì Phật tổ, có tâm thành xây dựng và tu sửa chùa. Thầy Nga xây lát đường gạch vào trong chùa rất là khang trang sạch sẽ. Sau có sự bất bình xảy ra nên sư thầy Nga chuyển đi tu ở chùa Yên Tử Quảng Ninh.

8.Sư thầy Lai, sinh năm 1948, quê gốc ở Xen Hồ, Việt Yên, Bắc Giang. Thầy Lai tu ở chùa Hà Nội, các cụ bà và chính quyền thôn ra xin sư cụ “chùa Hà Nội” cho sư thầy về chùa Sặt. Sư thầy về tu ở chùa Sặt từ 3 – 1992 đến 12 – 1994 gần 3 năm, rồi lại chuyển đi chùa khác, lý do là: Chùa mất mấy pho tượng và thầy Lai không theo quy định và các tiết lệ của nhà chùa.

9. Sư thầy Mai, sinh năm 1959, là tiểu của sư cụ Cúc ở chùa Kim Lan (Văn Đức), huyện Gia Lâm. Thầy Mai về chùa Sặt từ năm 1995 đến tháng 5 năm 1996. Thời gian này có thầy tiểu 22 tuổi quê ở Nội Trì thuộc xã Tân Hồng, ở chùa Sặt được 3 tháng, sau lại chuyển về thôn Nội Trì thuộc xã Tân Hồng, ở chùa Sặt được 3 tháng, sau lại chuyển về thôn Nội Trì. Thầy Mai tu ở chùa đã có tâm thành công đức “Ngũ vị Tôn Ông” – “pho tượng Trần Triều”, thờ ở nhà mẫu và đào hào chung quang bờ thành tre…

10. Sư thầy Thích Đàm Nghiêm, sinh năm 1974, quê xã Nghĩa Thắng, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Thầy tiểu Nghiêm về tu tại chùa Sặt từ ngày 26 –  6 – 1996 cho đến nay, 25 – 10 – 2009. Thầy Nghiêm cũng lầ tiểu của sư cụ Cúc ở chùa Kim Lan, xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Sư cụ Cúc cho thầy tiểu Nghiêm về tu ở chùa Sặt, nay đã nên sư thầy, được trên 13 năm 4 tháng, nhưng vì vi phạm giới luật, lại gây mất đoàn kết trong dân làng, không theo quy định của địa phương nên ngày 8 – 9 Kỷ Sửu (2009), sư thầy Đàm Nghiêm phải giải cảnh.

Ý kiến bình luận