Trang chủ TRUYỀN THỐNG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP & NHẬT Trang Liệt – Nơi cơ sở cách mạng (1940-1945)

Trang Liệt – Nơi cơ sở cách mạng (1940-1945)

Từ năm 1940 đến 1945, Trang Liệt là một cơ sở cách mạng bảo vệ các đồng chí cán bộ xứ ủy Bắc Kỳ và ban cán sự tỉnh Bắc Ninh. Cán bộ cấp trên về Trang Liệt công tác, ăn ở, họp hành tại một số cơ sở. Đó là:

  1. Gia đình cụ Nguyễn Thị Tư (Cam) là cơ sở nuôi giấu các đồng chí Chu Thiện (thức Phó, xứ ủy Bắc Kỳ), Văn Tiến Dũng, Lưu Động (Thịnh Liệt), Lê Quang Đạo (trưởng ban cán sự tỉnh), Nguyễn Tiến Thảo (Lim), Đào Năng An, Nguyễn Việt Dũng, Nguyễn Thị Đồng (Đình Bảng). Có lúc phải phân tán, đồng chí Nhân đã đưa đồng chí Chu Thiện đến nhà đồng chí Ngô Hữu Dụy vài ba lần, mỗi lần chỉ ở 3 ngày rồi lại chuyển đi nơi khác. Đồng chí Dụy đi giải truyền đơn, treo cờ búa liềm ở Từ Sơn và giữ một số đồng thau, ủng hộ Bắc Sơn.

    Đ/c Ngô Hữu Tuyết mãn hạn tù bị quản thúc tại gia. Đ/c kịp thời liên lạc với tổ chức để hoạt động Cách mạng. Nhà cụ Tư Cam được chọn đặt trạm liên lạc của sứ ủy Bắc Kỳ từ 1941-1944
  2. Bà Nguyễn Thị Cam (xóm Tây), là nơi lui tới của các đồng chí xứ ủy, ban cán sự tỉnh, huyện Từ Sơn: Chu Thiện, Văn Tiến Dũng, Lưu Động. Đến cuối năm 1942 đầu năm 1943, nhà bà Cam là cơ sở đặt bản in lito để in các tài liệu truyền đơn, áp phích và tờ báo “Hiệp Lực” – cơ quan ngôn luận của ban cán sự tỉnh Bắc Ninh. Mãi đến tháng 3-1944, bản in mới được chuyển xuống làng Trung Mầu thuộc huyện Tiên Du.

    Nơi lưu trú nhiều cán bộ Cách mạng, tổ chức một cuộc họp bí mật, một thời gian đặt bản in tờ báo "Hiệp lực" của ban Căn sự Đảng tình Bắc Ninh
  3. Gia đình cụ Chánh Kiểm là nơi các đồng chí cán bộ cách mạng qua lại lui tới, trong buồng là nơi cất giấu tài liệu truyền đơn. Có thời kỳ , tài liệu được cất dấu ở đống gỗ bên vườn nhà cụ Lý Tác, do đồng chí Tùng và Kim phụ trách.
    Đ/c Ngô Hữu Tý, đ/c Phan Đình Tiếp khi vượt ngục trở về, các đ/c đã kịp thời liên lạc với tổ chức hoạt động Cách mạng và lấy nơi đây là nơi cất dấu nhiều tài liệu, sách báo, chuyển đơn của mặt trận Việt minh trong những năm 1942-1944

    Khu công trình phụ phía sau ngôi nhà này là nơi đ/c Nguyễn Chấn(Con cụ Tác) bố trí cho cán bộ Cách mạng các nơi qua lại lưu trú thường xuyên. Nơi đ/c Chấn hoạt động liên tục từ năm 1939-1944. Cơ sở của Ban cán sự Đảng tỉnh Bắc Ninh và phủ Từ Sơn
  4. Những năm 1942-1943, chòi gác ở trại khế của cụ Cự Khanh (cụ Ba Đào) là nơi ăn ở, qua lại của các đồng chí cán bộ cách mạng, như các đồng chí xứ ủy Đào Năng An, Đào Duy Nhếch… Đây là cơ sở tạm thời vì không có người ở nên dễ bị lộ. Một hôm đồng chí Đào Duy Nhếch bị địch bắt ở nơi khác rồi bị đưa về trại cụ Cự Khanh để nhận chỗ ở. Ngay hôm đó, mật thám bắt đồng chí Ngô Hữu Ẩm, con út cụ Cự Khanh, lên Phủ Từ Sơn 3-4 ngày để tra hỏi. Đồng chí Ẩm chỉ khai là, trại nhà tôi có một chòi gác để nghỉ ngơi lúc mưa, lúc nắng khi ra làm vườn, còn ban đêm có ai đến ở đấy hay không thì gia đình tôi cũng không biết. Chúng đánh đập, dọa nạt nhưng không khai thác được gì, sau đó tri phủ Từ Sơn Hoàng Văn Châu phải tha cho đồng chí Ẩm về.

    Đ/c Lê Quang Đạo cùng nhiều đ/c khác đã làm việc tại đây và được bảo vệ an toàn, chu đáo.

Làng Trang Liệt còn có các địa danh – địa chỉ đỏ, là nơi cơ sở cách mạng họp hành, qua lại và cất dấu tài liệu truyền đơn của Đảng từ năm 1940 đến 1945. (1) Khu đình Trang Liệt, ở gậm sàn, hậu cung đình ( bên chuôm Bầu phía Tây). Có một hôm, chị Nhớn Trương, con Trương Nguyen, quét đình đã phát hiện ở gậm sân đình  một số tài liệu mật, truyền đơn do đồng chí Chấn cất dấu. Ngay sau đó, cụ Tác phải đưa tiền cho Trương Nguyên để giữ bí mật. (2)  Khu Hàm Rồng (Rừng Sặt) là nơi tập luyện quân sự, nơi tổ chức các cuộc mít tinh, như cuộc mít tinh kỉ niệm khởi nghĩa Bắc Sơn. (3) Gò Đống Cao (xứ đồng Trang Liệt) là nơi tổ chức các cuộc mít tinh kỷ niệm ngày 3-2 thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương và kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi Đống Đa, mồng 5 Tết Kỷ Dậu (1789) (4)  Tam quan chùa trên (Đông Lai tự), đền Bính Hạ, Miếu Đường Thần, chùa Sư Mãn (Bính Hạ), Văn chỉ – gốc muồm bãi Bì…đó là những địa chỉ tin cậy, bán công khai, hoặc là nơi “Hòm thư không người” (tự đặt, tự lấy thư từ mật). (5)  Tháng 2-1942, đồng chí Trần Lê Nhân tuyên truyền vẫn động ông Vũ Kim Phả (thợ may) cùng anh Nguyễn Thế Quả (học nghề), may 30 cờ búa liềm cho Đảng. Thời kỳ này đồng chí Trần Lê Nhân bị quản thúc ở Trang Liệt. Từ cuối năm 1942, phong trào và cơ sở cách mạng Từ Sơn dần dần đi vào thế ổn định. Cán bộ xứ ủy về củng cố phong trào. Tháng 8-1943, đồng chí Văn Tiến Dũng, ban cán sự tỉnh Bắc Ninh, tập hợp các đồng chí đảng viên cũ tổ chức kết  nạp Đảng viên mới và thành lập chi bộ ghép Đình Bảng – Trang Liệt. Chi bộ gồm 5 đảng viên, là các đồng chí Nguyễn Ly, Nguyễn Tiến Giao, Nguyễn Thị Đồng, Trần Lê Nhân và Nguyễn Chấn, đồng chí Chục Tụ, Cẩm Giàng chuyển công tác và đồng chí Nguyễn Ly làm bí thư chi bộ. Cùng thời gian này, tháng 8-1943, Ban cán sự Đảng Từ Sơn được chấn chỉnh lại, gồm các đồng chí Nguyễn Chấn, Nguyễn Ly, Trần Lê Nhân, do đồng chí Nguyễn Chấn làm bí thư, phụ trách cơ sở và phong trào cách mạng phía Bắc quốc lộ 1A (từ 8-1943 đến 01-1944). Đồng chí Nguyễn Ly phụ trách Đình Bảng, nằm trong khu an toàn I ( Đình Bảng – Đồng Quang – Cẩm Giang) của Trung ương và xứ ủy Bắc Kỳ. Đồng chí Trần Lê Nhân phụ trách địa bàn còn lại. Sau khi ban cán sự Đảng Từ Sơn được chấn chỉnh và có sự phân công các đồng chí phụ trách vùng, các đồng chí xứ ủy Bắc Kỳ và ban cán sự tỉnh đã về Trang Liệt giúp đỡ, củng cố các đoàn thể, bồi dưỡng tư tưởng cho quần chúng, vận động tuyên truyền phát triển hội viên. Các đồng chí còn phát triển sang các xã khác như làng Nhồi ( Hòa Bình), xã Võ Cường và trại lính khố Xanh (mấy năm trước là cơ sở của bà Cam). Đồng chí Tiếp (Phan Hạnh) tuyên truyền gây cơ sở ở làng Yên, quê ngoại đồng chí, ở đây có công nhân làm ở nhà máy giấy Đáp Cầu. Ban cán sự Từ Sơn, còn liên tục tổ chức các cuộc mít tinh ở Lăng lòng chảo Đình Bảng, cánh đồng xã Phù Chẩn, nhằm gây ảnh hưởng của phong trào và nâng cao giác ngộ cách mạng cho thanh niên trong vùng. Đi dự cuộc mít tinh kủ niệm 1-5-1943 quốc tế lao động tại Rừng Mảnh Tam Tảo có các đồng chí Nguyễn Chấn, Bạch Ngọc Phách, Ngô Kim. Cuộc mít tinh rất đông, lại giữa ban ngày, nên có tác dụng lớn, động viên được phong trào yêu nước của mặt trận Việt Minh. Mặt khác, còn được tổ chức các cuộc võ trang tuyên truyền, giải truyền đơn ở chợ Giầu, chợ Me, chợ Chờ, chợ Núi, Yên Tử – Hồi Quan, Tiêu Sơn (Yên Phong), Long Khám, chợ Lim (Tiên Du). Ngoài ra, để đấu tranh với địch hàng ngày, hàng giờ, đồng chí Nhân còn giao nhiệm vụ cho đồng chí Hùng Phách theo dõi giám sát hoạt động của lý trưởng, phó lý và nhất là, phải nắm được ý đồ, hành động của họ đối với các hoạt động cách mạng của các đồng chí cán bộ trong làng, Có vài ba lần đồng chí Phách bỏ truyền đơn, dán giấy cảnh báo ở cổng nhà lý trưởng, rằng Việt Minh cấm không được thu thuế, thóc đầu tạ và bắt phu cho Pháp – Nhật. Trước sự lớn mạnh của phong trào cách mạng vùng Từ Sơn, kẻ địch ra sức khủng bố nhằm phá vỡ cơ sở cách mạng, một số cán bộ địch bị bắt. Ngày 20-5 năm Giáp Thân (10-701944), hai đồng chí Nguyễn Chấn, Phan Hạnh bị mật thám bắt, do anh Duệ, thanh niên phản đế người làng Yên, thị xã Bắc Ninh (quê ngoại đồng chí Hạnh) bị địch bắt đã khai ra hai người. Bị tra tấn dã man, song hai đồng chí đã nêu cao tinh thần kiên trung bất khuất, không chịu cung khai, bảo vệ an toàn cho cơ sở cách mạng ở Trang Liệt và cả vùng Từ Sơn. Địch đưa hai đồng chí Chấn, Hạnh lên Vĩnh Yên để xử án, nhưng không hiểu lý do gì lại đưa về xử tại Hà Nội, giam các đồng chí ở Hỏa Lò. Ngay đêm hôm đó, đồng chí Trần Lê Nhân đã triệu tập đội thiếu niên tiền phong cứu quốc, có ba đồng chí Cường, Tùng, Kim họp tại Tam Quan (chùa trên). Đồng chí Nhân phổ biến tình hình, trong đó có nội dung địch ráo riết khủng bố cơ sở cách mạng, động viên và ổn định tư tưởng cho các hội viên, gia đình cơ sở cách mạng, những người cảm tình và đối tượng của mặt trận Việt Minh. Đồng thời bàn biện pháp cất giấu, giải tỏa số tài liệu còn lại ở trong làng, phân công các đội thiếu niên đi thông báo tình hình đồng chí Chấn và Hạnh bị địch bắt cho các cán bộ ở các xã biết để đề phòng. Ban cán sự Từ Sơn lúc này chỉ còn hai đồng chí Nhân và Ly. Đồng chí Nhân thay đồng chí Chấn làm trưởng ban cán sự Từ Sơn. Địch ngày càng tăng cường sục sạo bắt bớ cán bộ cách mạng.  Tri phủ Phạm Gia Đĩnh thường xuyên cho lính về Trang Liệt, với lý do có bệnh dịch để thăm dò hoạt động của Việt Minh. Nhưng các cơ sở cách mạng trong huyện Từ Sơn vẫn có sự lãnh đạo, nên ổn định và phong trào cách mạng ngày càng mở rộng, phát triển tuyên truyền, vận động quần chúng đấu tranh và tổ chức mít tinh biểu dương lực lượng vũ trang tuyên truyền, giải truyền đơn, ủng hộ Mặt trận Việt Minh. Cuối tháng 7-1944, Ban cán sự Từ Sơn mở lớp huấn luyện cho thanh niên trong vùng, trong đó có thanh niên Trang Liệt – Cẩm Giang, về phương châm, phương pháp quân sự của quân đội ta và biết sử dụng sung, lựu đạn…

Ý kiến bình luận